Với tốc độ ngày càng khan hiếm của gỗ tự nhiên, loại vật liệu đang dần được thay thế phải nhắc đến đó là gỗ ghép, hay các tên gọi khác như: gỗ ghép thanh, ván ghép thanh. Không phải gỗ công nghiệp, gỗ ghép chính là gỗ tự nhiên nhưng không nguyên khối như gỗ tự nhiên.

Tìm hiểu về gỗ ghép

  • Đặc điểm

Gỗ ghép là mối nối gỗ được gia công bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ thành tấm gỗ có kích thước lớn. Mặt cắt ngang của gỗ giống như sự lồng vào nhau của các ngón tay giữa hai bàn tay. Các cạnh của mỗi mặt cắt làm tăng diện tích bề mặt để dán, tạo nên sự liên kết chắc chắn.

Gỗ ghép thường có độ dày 12mm hoặc 18mm, bao gồm cả ván ghép tấm (ghép thanh) và khối gỗ ghép khối vuông, ghép khối hộp được ghép từ thanh ghép dọc theo cả chiều rộng, chiều dày. Các loại gỗ dùng để tạo nên gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần gỗ xẻ từ các phân xưởng, gỗ có đường kính nhỏ, gỗ tận dụng hoặc không dùng để đóng đồ nội thất đơn lẻ. Có độ bền cao, chịu va đập và chịu xước tốt, không lo mối mọt, cong vênh như nhiều loại gỗ tự nhiên thông thường. Tuy nhiên bề mặt khó đồng đều về đường vân và màu sắc.

  • Phân loại

Các loại gỗ ghép thông dụng: Gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép, gỗ sồi ghép,… được xử lý chống mối mọt, tẩm, sấy theo quy trình.

Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất, bề mặt đẹp không có đường chỉ đen hay mắt chết, màu sắc hài hòa.

Gỗ ghép chất lượng A/B: Tấm gỗ có một mặt đẹp (mặt A) và một mặt có chất lượng kém hơn (mặt B – có ít mắt chết và đường chỉ đen, đường kính nhỏ hơn 5mm).

Gỗ ghép chất lượng A/C: Tấm gỗ có một mặt A và một mặt C (chất lượng kém hơn mặt B). Mặt C có nhiều đường chỉ đen, mắt chết, màu sắc kém.

Gỗ ghép chất lượng B/C: Tấm gỗ có chất lượng khá kém, màu sắc không đẹp, gồm một mặt B và một mặt C.

Gỗ ghép chất lượng C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng xấu nhất, 2 mặt C không có tính thẩm mỹ cao.

  • Các kiểu ghép

Ghép song song: Ghép song song các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, chiều rộng có thể khác nhau, thành một tấm gỗ lớn. Khi nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là một đường thẳng.

Ghép mặt (Ghép nối đầu): Đầu các thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ thành các mối răng cưa so le, sau đó ghép lại với nhau tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ tiếp tục được ghép song song tạo thành tấm gỗ lớn. Trên bề mặt tấm ván có vết ghép hình răng cưa.

Ghép cạnh: Cạnh các thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa rồi được ghép lại với nhau tạo thành thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song để tạo thành tấm gỗ. Điểm nhận biết gỗ ghép cạnh là khi nhìn cạnh ván sẽ thấy vết ghép hình răng cưa.

Ghép giác: Phần đầu các thanh gỗ được cắt tạo thành đầu nhọn, dẹt rồi ghép lại thành các thanh gỗ chiều dài bằng nhau và tiếp tục ghép song song. Khi nhìn ngang cạnh ván sẽ thấy vết ghép là đường chéo thẳng.

  • Quy trình sản xuất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ đầu vào bằng máy và chia thành các thanh gỗ tiêu chuẩn

Bước 2: Các thanh gỗ được xử lý để loại bỏ các tác nhân gây nấm mốc, mối mọt

Bước 3: Các đầu/cạnh thanh gỗ được tạo mộng rồi ghép lại với nhau bằng máy theo những kiểu ghép được quy định. Sau đó, tấm gỗ được nhà sản xuất sử dụng các loại keo chuyên dụng như Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hay Urea Formaldehyde (UF) để tăng độ kết dính

Bước 4: Chà nhám, làm nhẵn bề mặt tấm gỗ

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm, kiểm định chất lượng và lưu kho.

Ứng dụng gỗ ghép trong thiết kế đồ nội thất

Gỗ ghép đuợc ứng dụng trong thiết kế và thi công sản xuất đồ nội thất một cách rộng rãi, bao gồm nội thất trong gia đình, văn phòng, trường học,… với một số minh chứng điển hình như:

  • Bàn, tủ, kệ, giường, cửa, cầu thang…

Bàn làm việc, bàn uống trà, tủ bếp, kệ, giường pallet, cầu thang,… tất cả mọi nhu cầu đều được đáp ứng nhờ ưu điểm dễ di chuyển, độ bền cao, hơn nữa màu sắc lại vô cùng bắt mắt. Dù gia chủ là người có phong cách hướng nội hay hướng ngoại, các thiết kế đều có thể linh hoạt tuỳ theo mục đích sử dụng.

  • Sàn nhà, tấm ốp tường, vách ngăn

Nhà sàn gỗ, tường ốp gỗ hay vách ngăn đều là gỗ, từ lâu đã là một biểu trưng của sự sang trọng và giàu có. Nhưng giờ đây, sự giàu có có thể không cần thiết, nhưng sang trọng thì nhất định phải có với một chi phí thấp hơn rất nhiều khi sử dụng gỗ ghép.

Ứng dụng của gỗ ghép trong thiết kế đồ nội thất đã không còn là một điều gì đó xa lạ, thế nhưng không phải hầu hết mọi người đều tin dùng, vậy thì với bài viết này, chúng tôi tin chắc rằng gỗ ghép giờ đây đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng yêu thích sử dụng nội thất gỗ.

Related News

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của SSR VINA

SSR VINA là một trong những công ty hàng đầu trong ngành cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ, với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn cao nhất trước khi đến tay khách hàng. Được thành lập từ năm 2009, công […]

Dầu tự nhiên – Yếu tố bảo vệ mặt bếp và an toàn cho sức khoẻ

Khi chọn phương pháp bảo vệ bề mặt bếp, điều quan trọng không chỉ là đảm bảo độ bền mà còn phải cân nhắc đến những tác động lâu dài cho sức khỏe và môi trường sống. Dầu tự nhiên (natural clear oil stain) chính là giải pháp hiệu quả và góp phần tạo nên […]

Cầu thang gỗ – An toàn nhưng không kém phần thẩm mỹ

Các bộ phận cầu thang gỗ không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự an toàn trong căn nhà. Khi thiết kế hoặc cải tạo cầu thang, việc hiểu rõ các thành phần cấu tạo là yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu về cả phong cách lẫn chức […]

DMCA.com Protection Status