Một loại gỗ thuộc họ Đại kích – danh pháp khoa học là Hevea brasiliensis, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam chiếm vị trí thứ ba trong danh sách các quốc gia có diện tích trồng lớn nhất thế giới (chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông). Tiếp theo là một loại gỗ thuộc họ Thông – danh pháp khoa học là Pinaceae, có nguồn gốc từ bán cầu phía Bắc, được nhân rộng và trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, tại Việt Nam trồng rất nhiều ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Bắc Bộ (nhiều nhất ở các vùng núi cao nguyên như Đà Lạt, Mộc Châu và Hà Giang). Hai loại gỗ này chính xác là gỗ cao su và gỗ thông, điểm sáng trọng tâm của bài viết.

Gỗ cao su và gỗ thông – Giá trị đặc trưng riêng biệt

Gỗ cao su thuộc nhóm VII trong khi gỗ thông thuộc nhóm IV, thế nhưng không vì thế gỗ cao su tuột khỏi danh sách dẫn đầu xu hướng đồ gỗ nội thất mà cùng song hành với gỗ thông, mang đến sự đa dạng trong lựa chọn cho khách hàng.

  • Đặc điểm

Thân cây vươn thẳng lên cao là đặc điểm chung của cây cao su và cây thông. Đồng thời chúng còn riêng biệt ở nhiều điểm:

Cây cao su ít phân cành nhánh, có thể đạt chiều cao từ 20 – 30 m, đường kính thân cây lên tới gần 1 m. Gỗ cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn, vân gỗ đa dạng và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Được xếp vào loại gỗ thân thiện môi trường do chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu kỳ khai thác.

Cây thông mọc thành cụm, tán lá mỏng với các cành nhỏ. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và không gian, cây có thể phát triển tán rộng hơn. Chiều cao của cây thông tùy thuộc vào giống loài, dao động từ 30 – 80 mét, nhưng phổ biến nhất là từ 15 – 45 mét. Vỏ cây thông thường có vảy, các cành cây mọc theo hình xoắn ốc đều đặn. Gỗ thông trắng dát gỗ màu trắng nhạt, tâm gỗ màu đỏ đặc trưng, vân gỗ rõ và không nhiều; gỗ thông vàng có màu vàng óng, vân gỗ đều và đẹp; gỗ thông đỏ được ưa thích với màu sắc đẹp mắt và mùi thơm dịu nhẹ. Được đánh giá là loại gỗ có tuổi thọ lâu đời, khoảng 100 năm đến 1000 năm nếu sống trong môi trường tốt, tuy nhiên vì mức độ khai ngày càng nhiều nên tuổi đời trung bình khoảng 30 năm.

  • Độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chịu nước, chống mối mọt

Gỗ cao su và gỗ thông đều có trọng lượng nhẹ, độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu nước khá tốt. Cây cao su nhờ mủ cao su là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên thì nhựa thông được xem như một chất bảo quản tự nhiên của loại gỗ này để có thể sở hữu khả năng chống mối mọt mà gỗ cao su cũng có được.

Gỗ cao su có tính đàn hồi vốn có giúp sản phẩm từ gỗ cao su có độ dẻo dai và cứng cáp theo thời gian, thoải mái uốn cong hay thẳng mà không bị nứt gãy. Dù trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt nhưng không nên lơ là trong khâu bảo quản và sử dụng gỗ cao su để tránh tình trạng mối mọt hay bị cong vênh do ảnh hưởng của môi trường.

Tuổi thọ của gỗ thông có thể lên đến hơn 20 năm nếu được bảo quản tốt, dễ dàng đánh bóng để gia tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ sử dụng. Gỗ dễ bắt vít, dễ tạo hình, ít bị biến dạng khi sấy. Độ co giãn vô cùng thấp nhờ vào lớp gỉ thông. Tuy nhiên gỗ dễ bị trầy và vết lõm do cốt gỗ mềm.

  • Nguồn cung và giá thành

Gỗ cao su cùng gỗ thông có giá thành ở mức tầm trung với nguồn nguyên liệu nhập khẩu dồi dào, tương thích với mặt bằng chung và đảm bảo tiêu chuẩn. Nhưng gỗ thông vẫn có phần nhỉnh hơn phụ thuộc vào xuất xứ và chất lượng.

  • Ứng dụng

Cả gỗ cao su và gỗ thông đều chủ yếu được sử dụng trong thiết kế nội thất, minh chứng qua những sản phẩm nổi bật như: bàn ghế, cầu thang, bàn thờ, giường, tủ bếp, ốp tường và ốp sàn nhà,… Không thể bỏ qua gỗ ghép cao su và gỗ ghép thông giúp tạo nên những sản phẩm nội thất vừa hợp lí vừa có thể ứng dụng được rộng rãi hơn.

Loại gỗ nào cũng đều có những ưu thế hay mặt hạn chế nhất định. Xét chung có thể thấy gỗ cao su hay gỗ thông đã được định hình trong ngành sản xuất nội thất, đáp ứng tiêu chí về chất lượng đi đôi với giá thành phù hợp, tính ứng dụng vượt trội. Dẫu cho không thể đem so sánh với các loại gỗ quý hiếm khác với độ bền cao hơn, nhưng chúng khó lòng hướng đến hầu hết đối tượng khách hàng như gỗ cao su và gỗ thông mang lại.

Related News

Lót sàn gỗ tràm – Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống

Lót sàn gỗ tràm – Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống. Gỗ tràm (acacia) đến từ các vùng nhiệt đới, Loại gỗ này sử dụng rộng rãi cho nội thất và lót sàn nhờ khả năng chống mài mòn và chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Lợi ích tuyệt vời […]

Mặt bàn bếp gỗ cao su ghép thanh – Sự lựa chọn tối ưu

Gỗ cao su được khai thác từ cây cao su sau khi hết thời kỳ sản xuất mủ, đặc tính cứng cáp, ổn định và dễ dàng trong việc gia công, rất phù hợp để làm mặt bàn bếp (countertops). Gỗ ghép thanh (Finger joint) là phương pháp ghép các thanh gỗ nhỏ lại với […]

Trải nghiệm mặt bàn bếp ghép xương cá

Mặt bàn bếp ghép xương cá (countertops ghép xương cá) đã trở thành một biểu tượng của sự độc đáo và sang trọng trong thiết kế nội thất, thu hút sự quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhiều người dùng tại các quốc gia như Mỹ, Châu Âu […]

DMCA.com Protection Status