“Bán cho tôi một set làm…”. DIY, xây dựng không gian sống thêm phần đẹp mắt và độc đáo đang dần leo thang trong cuộc chạy đua của những xu hướng được quan tâm nhất hiện nay. Thậm chí để đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu ấy, những mặt hàng bán trọn gói hoàn thiện một món đồ nào đó, hoặc những buổi workshop được mở ra mà khách hàng sẽ có cơ hội trải nghiệm tự tay “khai sinh” những thành phẩm độc lạ với những nguyên liệu sẵn có cùng chỉ dẫn cụ thể cũng rất được săn đón, nhất là giới trẻ vốn năng động, thích những điều mới mẻ. Đối với những mặt hàng nội thất cồng kềnh mà nói, cách này tối ưu hoá quá trình vận chuyển mà chi phí cũng được tiết kiệm hơn rất nhiều. Còn trong mắt các thành viên trong gia đình, đôi khi chúng ta lại trở thành những người thợ lành nghề cũng nên.
Tìm hiểu về DIY
- Định nghĩa
DIY viết tắt cho cụm từ “Do it yourself” – tự mình thực hiện. Hoạt động này bao gồm việc trang trí, sửa chữa, chế tạo, lắp đặt đồ dùng, tô điểm cho căn nhà bằng chính đôi bàn tay của gia chủ mà không cần bỏ chi phí thuê một bên khác thực hiện.
- Nguồn gốc
Xuất hiện vào năm 1912, ban đầu DIY áp dụng khi nâng cấp và bảo trì nhà cửa. Trong nửa đầu thế kỷ 20, phong trào DIY lan rộng tại Bắc Mỹ nhờ sự xuất hiện của các trang chuyên mục cung cấp thông tin và hướng dẫn về các kỹ năng tự chế tạo vật dụng tại nhà. Đến thập niên 1950, DIY đã trở thành một trào lưu văn hóa rõ ràng. Người tham gia với quan điểm phản đối chủ nghĩa tiêu dùng và sự hạn chế của hàng loạt sản phẩm, đồng thời tôn vinh sử dụng các sản phẩm thủ công và bảo vệ môi trường. Hơn thế, nó thể hiện tuyên bố về sự sáng tạo, tính độc đáo và sự độc lập trong cuộc sống hàng ngày.
Ứng dụng DIY trong đời sống và trong lĩnh vực nội thất
- Trong đời sống
Sửa chữa và bảo trì nhà cửa: Tự sơn chống thấm, lắp đặt đèn, sửa chữa thiết bị điện gia đình, thay thế van nước,… Tất cả các công việc thiết yếu của mọi gia đình.
Làm thực phẩm: Gia vị, mứt, bánh mì, kem, nước giải khát,… đều hoàn toàn an tâm vì đảm bảo vệ sinh, lại hợp khẩu vị khi được tự làm và thưởng thức.
Sản phẩm làm đẹp: Mỹ phẩm tự nhiên, chăm sóc da, tắm gội,… giảm thiểu hóa chất độc hại, lành tính và tốt cho sức khoẻ.
Sửa chữa và bảo dưỡng xe đạp, xe máy: Thay lốp, vệ sinh và bảo trì động cơ,… những công việc tinh giản nhất không đòi hỏi chuyên môn sâu về sửa chữa.
Học hỏi và nghiên cứu: Tự học các kỹ năng mới (đa năng trong các lĩnh vực, kể cả việc trồng cây), tự nghiên cứu và thực hiện các dự án nhỏ như viết blog, làm video hướng dẫn, phát triển ứng dụng website,…
- Trong lĩnh vực nội thất
Trang trí: Làm khung ảnh, bình hoa, kệ trang trí, gối màu cho ghế sofa, thảm đá cuội, giường xích đu, nến thủ công, sơn lại đồ nội thất cũ để làm mới không gian hay sơn những mảng tường nhiều màu.
1. Làm khung ảnh
Chất liệu: Gỗ, MDF (ván sợi mật độ cao), ván ép, vật liệu tái chế như gỗ từ pallet.
Gợi ý: Sử dụng gỗ sồi, gỗ thông, hay gỗ dán nếu muốn sơn màu hoặc để nguyên vân gỗ.
2. Làm bình hoa
Chất liệu: Thủy tinh, gốm sứ, vật liệu tái chế như chai thủy tinh.
Gợi ý: Chọn các loại lọ thủy tinh đơn giản và trang nhã để tập trung vào sự tự nhiên của hoa và cây cối.
3. Làm kệ trang trí
Chất liệu: Gỗ, sắt, thép không gỉ, vật liệu tái chế như cũi, hộp gỗ.
Gợi ý: Sử dụng gỗ sồi hoặc gỗ pallet – biểu trưng của sự ấm cúng và tự nhiên, chọn sắt, thép – bộc lộ nét hiện đại.
4. Làm gối màu cho ghế sofa
Chất liệu: Vải cotton, len, lụa, chất liệu tổng hợp có chất lượng cao.
Gợi ý: Chọn các loại vải dày và chắc chắn để đảm bảo độ bền và sự thoải mái khi sử dụng.
5. Làm thảm đá cuội
Chất liệu: Đá cuội, mắt cáo (dây thừng, lưới lót).
Gợi ý: Sử dụng đá cuội tự nhiên có kích thước và màu sắc đa dạng để tạo nên một thảm đá cuội thân thiện với môi trường.
6. Sơn lại đồ nội thất cũ để làm mới không gian
Chất liệu: Gỗ, kim loại, nhựa, các loại vật liệu phù hợp với mục đích sơn phủ.
Gợi ý: Lựa chọn sơn nước hoặc sơn dầu phù hợp với chất liệu của đồ nội thất để đạt được kết quả sơn bóng hoặc mờ tùy vào sở thích.
7. Làm giường xích đu thủ công
Chất liệu: Gỗ, sắt, thép không gỉ.
Gợi ý: Sử dụng gỗ sồi, gỗ thông, sắt, thép cứng cáp để tạo ra một giường xích đu chắc chắn và bền bỉ.
8. Sơn lại đồ nội thất cũ để làm mới không gian
Chất liệu: Gỗ (gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dán, các loại gỗ tự nhiên khác); kim loại (sắt, thép, nhôm); nhựa (nhựa tổng hợp, nhựa ABS, các loại nhựa cứng khác).
Gợi ý: Sử dụng sơn nước hoặc sơn dầu tùy thuộc vào loại chất liệu để tái tạo lại màu sắc và bảo vệ bề mặt của đồ nội thất. Trước khi sơn, hãy chà nhám bề mặt để loại bỏ bụi và mịn bề mặt để sơn được dễ dàng và có độ bám dính tốt hơn.
9. Sơn những mảng tường nhiều màu
Chất liệu: Tường bê tông, gạch, tường sơn.
Gợi ý: Lựa chọn màu sơn phù hợp với không gian và phong cách. Tạo điểm nhấn bằng cách sơn một hoặc nhiều mảng tường với màu sắc khác nhau, tông màu tương phản, cũng có thể là tông màu tương đồng để tạo hiệu ứng thị giác.
Lắp đặt: Mua những vật dụng nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ,… sau đó tự lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận. Thật đơn giản, cũng có khi thật cam go nhưng cuối cùng vẫn xong xuôi nhờ vào hướng dẫn từ nhà sản xuất.
DIY hữu ích như thế nào?
- Giúp thư giãn
Đây là khoảng thời gian tập trung hoàn toàn cho DIY, không có công việc, cũng không tiêu tốn thời gian một cách lãng phí. Tận hưởng cảm giác phiêu với chính mình là liều thuốc thư giãn hữu hiệu.
- Gắn kết mối quan hệ
Sơn một bức tường theo sở thích của vợ, lắp tặng con một bộ bàn học,… thường xuyên bộc lộ những hành động ân cần giành cho nhau trong đời sống thường nhật, dần già phản ứng hoá học hâm nóng tình cảm gia đình mà không cần đến một loại bếp chuyên dụng nào.
- Tiết kiệm chi phí
Mời các chuyên gia hay thuê ai đó giúp sức đôi khi không phù hợp cho hầu hết mọi hoàn cảnh, nếu chúng ta cảm thấy tự làm được. Tiết kiệm chi phí không tách biệt với ai có kinh tế eo hẹp, đó là biểu hiện của tiêu dùng thông thái.
- Hoàn thiện bản thân
Một ngày nào đó tự nhiên chúng ta cảm thấy mình thật giỏi, chính là lúc một việc chưa từng nghĩ sẽ làm được thì nay lại làm được. Kỹ năng không hẳn cần được đào tạo bài bản, mà từ chính nỗ lực của bản thân dù trong lúc thực hiện người đó đang vì bất kỳ mục tiêu gì.
DIY có thể là món quà giành tặng bạn bè, người thân, cho chính mình. Cao hơn nó là món quà cho cuộc sống. Vật chất quyết định ý thức, nhưng trong trường hợp này, lối sống quyết định vật chất, đặc biệt, DIY trong công cuộc trở thành xu hướng nội thất là tạo dựng một cộng đồng văn mình và hiện đại.
Related News
Tủ bếp đến từ SSR VINA – Ưu tiên cho nội thất tiện nghi
Tủ bếp đã xuất hiện trong những thế hệ gia đình truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hoá Việt. Ngày nay, tủ bếp được biến tấu để trở nên phù hợp, thuận tiện hơn với cuộc sống hiện đại. Tủ bếp đến từ SSR VINA lại càng đi cùng với nhu cầu của người […]
Charcoal – Chất đốt trong ngành gỗ
Charcoal còn được gọi là than củi, là một trong những loại chất đốt phổ biến trong ngành gỗ và nhiều lĩnh vực khác. Tìm hiểu về charcoal Charcoal là sản phẩm từ quá trình đốt gỗ trong điều kiện không có oxy hoặc rất ít oxy, làm cho gỗ không cháy hoàn toàn mà […]
Gỗ thông ghép thanh trong thi công nội thất – Một sản phẩm thịnh hành tại SSR VINA
Gỗ thông ghép thanh (pine finger joint board) đi cùng với định hướng phát triển và cung cấp sản chất lượng cao của SSR VINA, làm cho công việc thiết kế và thi công nội thất trở nên chuyên nghiệp hơn. Đôi nét về gỗ thông ghép thanh Đây là loại gỗ ghép được sản […]