Gỗ tự nhiên và gỗ kỹ thuật (hay gỗ công nghiệp) đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và trong thiết kế nội thất. Nhất là khi bối cảnh sự tiến bộ của công nghệ và nhu cầu bảo vệ môi trường, các vật liệu nhân tạo và công nghệ thay thế gỗ tự nhiên đang trở nên ngày càng phổ biến hơn thì gỗ kỹ thuật trở thành một trong những lựa chọn thay thế tối ưu.

Nguồn gốc

  • Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là sản phẩm được khai thác từ rừng nguyên sinh, rừng trồng hoặc các nguồn gỗ thiên nhiên khác. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến, nhưng không làm biến đổi công năng, tính chất ban đầu của gỗ.

  • Gỗ kỹ thuật

Gỗ kỹ thuật là sản phẩm được tạo ra từ việc liên kết các sợi gỗ tự nhiên, dăm bào, mảnh gỗ vụn,… với nhau bằng keo hoặc chất kết dính ở nhiệt độ cao để tạo thành vật liệu hỗn hợp.

Nguyên liệu

Cả hai loại gỗ đều được vận dụng làm vật liệu xây dựng và nội thất.

  • Gỗ tự nhiên

Ngoài thành phần chính là gỗ tự nhiên, thường từ cây gỗ thật như sồi, thông, cao su,… thì không thể thiếu các thành phần chủ đạo khác. Cellulose, một loại polymer của glucose, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và tính chất cơ học của gỗ, chiếm khoảng 40 – 50% trọng lượng khô. Tiếp theo là Hemicellulose, chiếm khoảng 20 – 30% trọng lượng khô, một loại polymer gồm các đường hợp chất như xylose, mannose và galactose, có vai trò liên kết các sợi cellulose trong cấu trúc gỗ. Còn Lignin, một chất gốc phenolic chiếm khoảng 25 – 30% trọng lượng khô, liên kết các sợi cellulose và hemicellulose lại với nhau, đồng thời hỗ trợ cấu trúc gỗ và chống lại quá trình phân hủy. Các chất khoáng bao gồm canxi, kali, magiê và natri, có mặt trong các mô hữu cơ của gỗ, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất vật lí của nó. Sau cùng là nước, tồn tại trong các tế bào gỗ và không gian giữa chúng.

Những thành phần này phối hợp tạo nên cấu trúc phức tạp và đa dạng của gỗ tự nhiên, quyết định các đặc tính vật lý và cơ học của nó như độ cứng, độ dẻo dai, khả năng chống nước và khả năng chống mối mọt.

  • Gỗ kỹ thuật

Mảnh gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất gỗ kỹ thuật, là cây gỗ cứng hoặc cây gỗ mềm, tùy thuộc vào loại sản phẩm cần sản xuất. Keo dán liên kết các mảnh gỗ lại với nhau, các loại keo dán thông dụng bao gồm keo urethane, keo melamine, keo phenol-formaldehyde và các loại keo khác tùy thuộc vào yêu cầu về độ bền, khả năng chịu nước và mục đích của sản phẩm cuối cùng. Đôi lúc gỗ kỹ thuật cần được xử lý với các hóa chất như chất chống mối mọt, chất chống cháy, hoặc các chất làm cho bề mặt bền hơn và dễ vệ sinh hơn. Ngoài ra còn có các vật liệu phụ gia bao gồm chất bảo vệ bề mặt, màu nhuộm, chất chống thấm nước,… để cải thiện tính năng và mỹ quan của sản phẩm.

Các nguyên liệu trên bổ trợ cho nhau trong việc giảm thiểu lãng phí và tận dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.

Đặc tính

Đều được sản xuất trong nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu thiết kế đa dạng của khách hàng. Thế nhưng đặc tính của gỗ kỹ thuật chiếm ưu thế hơn gỗ tự nhiên.

  • Gỗ tự nhiên

Được thu thập từ cây trưởng thành, đa dạng về loài và màu sắc. Mỗi loại gỗ có vân gỗ độc đáo và độ bền khác nhau, đặc biệt là những loại gỗ cứng như sồi, hồng đào,… có độ bền cơ học cao. Gỗ tự nhiên mang lại vẻ đẹp thanh tao và sang trọng. Cách chăm sóc, bảo vệ để ngăn ngừa mối mọt và ảnh hưởng của môi trường ẩm ướt cũng thay đổi tùy theo từng loại gỗ.

  • Gỗ kỹ thuật

Gỗ kỹ thuật có tính đồng nhất và độ ổn định cao do cấu trúc và quy trình sản xuất đồng đều, giảm thiểu tối đa sự cong vênh, nứt nẻ. Khả năng chống mối mọt và môi trường ẩm ướt tốt vì được xử lí và ép nén kỹ lượng. Gỗ kỹ thuật có thể tuỳ chỉnh thiết kế với các vân gỗ và màu sắc nhân tạo.

Giá thành

Giá thành của gỗ tự nhiên và gỗ kỹ thuật có thể khác nhau do nhiều yếu tố ảnh hưởng như nguồn gốc, chất lượng, và tính năng của từng loại gỗ.

Nguồn gốc và sản xuất: Gỗ tự nhiên được khai thác từ cây rừng, quá trình này đòi hỏi chi phí cao cho việc khai thác và vận chuyển. Gỗ kỹ thuật được sản xuất công nghiệp và có thể tiết kiệm chi phí hơn nhờ sử dụng vật liệu nhân tạo hoặc gỗ tái chế.

Chất lượng và tính đồng nhất: Giá gỗ tự nhiên có thể dao động nhiều do sự đa dạng về màu sắc và mẫu vân, cũng như sự hiếm có và độ tinh khiết của gỗ. Gỗ kỹ thuật giá thành ổn định hơn do tính chất đồng nhất không bị ảnh hưởng bởi khác biệt về màu sắc và vân gỗ.

Mục đích sử dụng: Gỗ tự nhiên dùng cho các sản phẩm nội thất cao cấp hoặc các ứng dụng đặc biệt yêu cầu tính chất tự nhiên và độ bền cao. Gỗ kỹ thuật sử dụng cho nội thất gia đình, ngoài trời và các ứng dụng công nghiệp khác với mục đích giảm chi phí mà vẫn đạt quy chuẩn nhất định.

Tình trạng thị trường và cung cầu: Gỗ tự nhiên chi phí có thể dao động nhiều do sự ảnh hưởng của yếu tố thị trường và tình trạng cung cầu. Trái lại, giá của gỗ kỹ thuật ổn định hơn nhờ vào quy trình sản xuất và cung ứng được duy trì một cách ổn định.

Nhìn chung, giá thành của từng loại gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể dao động đáng kể tùy thuộc vào thị trường và nhu cầu sử dụng cụ thể. Thông thường, gỗ tự nhiên có giá cao hơn trong khi gỗ kỹ thuật thường có giá thấp hơn.

Ứng dụng

Gỗ tự nhiên cùng với gỗ kỹ thuật đang đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất nội thất, vách ngăn, sàn nhà, cửa, cầu thang,… và nhận được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Trong các ứng dụng đòi hỏi tính ổn định kích thước, gỗ kỹ thuật vô cùng được ưa chuộng.

Bảo vệ môi trường

Gỗ kỹ thuật ưu tiên làm từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường, tương tự như gỗ tự nhiên.

  • Gỗ tự nhiên

Có thể tác động đến môi trường tự nhiên do khai thác các cây gỗ. Để khắc phục tình trạng này nên thực hiện khai thác đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn và có kế hoạch tái trồng rừng sẽ giảm thiểu tổn hại cho môi trường.

  • Gỗ kỹ thuật

Được xem là vị cứu tinh của hệ sinh thái nếu sản xuất từ các nguồn gỗ tái chế hoặc nguồn gỗ bền vững.

Xu hướng hiện nay

Được coi như một giải pháp thay thế cho gỗ tự nhiên, điều này mang ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao nhận thức trong thời đại mới. Đây là một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp và thiết kế nội thất, mang đến nhiều lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường so với việc sử dụng gỗ tự nhiên truyền thống. Tuy nhiên, áp dụng gỗ kỹ thuật cũng cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo tính bền vững và an toàn cho sức khỏe con người. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quản lý môi trường trong quá trình sản xuất gỗ kỹ thuật vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng là an toàn và thân thiện với môi trường.

Xu hướng sử dụng gỗ tự nhiên hay gỗ kỹ thuật phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích, cũng như các yếu tố như tính bền vững, chi phí và khả năng thi công. Quyết định thường được dựa trên mục đích sử dụng, yêu cầu về thẩm mỹ, tính năng kỹ thuật và quan điểm về bảo vệ môi trường. Không có sự lựa chọn nào tốt tuyệt đối. Quan trọng là phải cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp nhất, góp phần nêu bật lên giá trị cá nhân.

Related News

Lót sàn gỗ tràm – Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống

Lót sàn gỗ tràm – Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống. Gỗ tràm (acacia) đến từ các vùng nhiệt đới, Loại gỗ này sử dụng rộng rãi cho nội thất và lót sàn nhờ khả năng chống mài mòn và chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Lợi ích tuyệt vời […]

Mặt bàn bếp gỗ cao su ghép thanh – Sự lựa chọn tối ưu

Gỗ cao su được khai thác từ cây cao su sau khi hết thời kỳ sản xuất mủ, đặc tính cứng cáp, ổn định và dễ dàng trong việc gia công, rất phù hợp để làm mặt bàn bếp (countertops). Gỗ ghép thanh (Finger joint) là phương pháp ghép các thanh gỗ nhỏ lại với […]

Trải nghiệm mặt bàn bếp ghép xương cá

Mặt bàn bếp ghép xương cá (countertops ghép xương cá) đã trở thành một biểu tượng của sự độc đáo và sang trọng trong thiết kế nội thất, thu hút sự quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhiều người dùng tại các quốc gia như Mỹ, Châu Âu […]

DMCA.com Protection Status