Điển tích Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề, sau 49 ngày giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo và thành chính quả, khiến ai khi trông thấy loại cây này đều mong cầu bình an, may mắn. Sự linh thiêng ấy thuộc về cây bồ đề có danh pháp khoa học là Ficus religiosa, còn gỗ bồ đề phổ biến trong cuộc sống là một loại gỗ khác.

Tìm hiểu về gỗ bồ đề

  • Nguồn gốc

Bồ đề còn gọi cánh kiến trắng, có danh pháp khoa học là Styrax tonkinensis Pierre, một loài thực vật có hoa trong họ An tức hương. Phân bố nơi rừng thưa trên sườn núi, ven rừng hỗn giao ở các vị trí tương đối bị xáo trộn với độ cao từ 30 – 2.400 mét và các rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh. Có mặt tại những quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, nhiều vùng miền núi phía Tây Bắc, Việt Bắc xuống đến phía Tây Thanh Hóa chiếm diện tích tương đối rộng và còn lác đác tới biên giới Nghệ An – Lào, thời gian tồn tại lâu năm.

  • Đặc điểm

Đây là cây gỗ trung bình, cao 18 – 20 m, có thể trên 20 m. Thân cây có đường kính 20 – 25 cm, màu trắng, tương đối tròn, vỏ mỏng. Tán cây mỏng và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0 – 20 cm, do vậy độ phì tầng đất mặt rất quan trọng đối với sự phát triển của bồ đề. Loài cây này mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm.

Gỗ bồ đề thuộc nhóm VIII, mềm nhẹ, thớ gỗ mịn đều, dễ xẻ, dễ dàng nhuộm màu và khả năng giữ màu sơn khá tốt. Tuy nhiên chất gỗ giòn, dễ bị mối mọt tấn công nếu không được xử lý kỹ, khả năng chịu lực kém và có thể bị cong vênh trong quá trình sử dụng.

Nhận định xu hướng sử dụng gỗ bồ đề trong cuộc sống

  • Khai mở ý nghĩa của gỗ bồ đề

Gỗ bồ đề được sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ dán, gỗ diêm, bột giấy và làm nguyên liệu chế sợi nhân tạo. Đặc biệt phù hợp làm đồ thủ công mỹ nghệ gồm tượng gỗ, vòng gỗ, rèm gỗ, tranh gỗ điêu khắc,…, chế biến véc ni và chế biến một số loại sơn nước để phủ lên bề mặt gỗ,… Một số vùng còn trồng bồ đề lâm nghiệp để phủ xanh đồi trọc, lấy củi. Trong thành phần của cây có tính sát trùng cao, có khả năng trị các bệnh lỡ loét, giảm đau, hay một số bệnh liên đới đến đường hô hấp. Bên cạnh đó, nhựa cây chứa vị thuốc an tức hương – một vị thuốc nổi tiếng dùng để an thần, có thể chiết xuất tinh dầu, làm nước hoa.

  • Nhận định xu hướng sử dụng gỗ bồ đề

Ngày nay mọi người xem sản phẩm từ gỗ bồ đề như một báu vật hộ mệnh, đem lại tài lộc và bình an cho gia chủ, thậm chí là có công dụng trừ tà ma. Ý nghĩa của gỗ bồ đề không thể nào bàn cãi, thế nhưng tuyệt nhiên không nên thần thánh hoá loại gỗ này bởi gỗ bồ đề trong công nghiệp chỉ là loại gỗ bình thường, không mang giá trị tâm linh nhưng lại chứa đựng yếu tố phong thuỷ cùng yếu tố tinh thần vô cùng hiệu quả. Không chỉ thể, nguồn tài nguyên “vàng” này còn giúp thay đổi kinh tế theo hướng tích cực hơn.

Related News

Lót sàn gỗ tràm – Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống

Lót sàn gỗ tràm – Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống. Gỗ tràm (acacia) đến từ các vùng nhiệt đới, Loại gỗ này sử dụng rộng rãi cho nội thất và lót sàn nhờ khả năng chống mài mòn và chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Lợi ích tuyệt vời […]

Mặt bàn bếp gỗ cao su ghép thanh – Sự lựa chọn tối ưu

Gỗ cao su được khai thác từ cây cao su sau khi hết thời kỳ sản xuất mủ, đặc tính cứng cáp, ổn định và dễ dàng trong việc gia công, rất phù hợp để làm mặt bàn bếp (countertops). Gỗ ghép thanh (Finger joint) là phương pháp ghép các thanh gỗ nhỏ lại với […]

Trải nghiệm mặt bàn bếp ghép xương cá

Mặt bàn bếp ghép xương cá (countertops ghép xương cá) đã trở thành một biểu tượng của sự độc đáo và sang trọng trong thiết kế nội thất, thu hút sự quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhiều người dùng tại các quốc gia như Mỹ, Châu Âu […]

DMCA.com Protection Status