“Rừng vàng, biển bạc” là nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam may mắn được tạo hoá ban tặng. Từ xa xưa con người đã biết nắm bắt và khai thác những nguồn tài nguyên ấy, cho đến ngày nay. Nếu trước đây, nội thất gỗ tượng trưng cho tư gia của điền chủ, thì sau này gỗ đã đa dạng trong khâu chế biến và ứng dụng được rộng rãi hơn vào đời sống. Bên cạnh đó, loại vật liệu này còn góp mặt ở nhiều khía cạnh khác.
Khám phá về nguồn gốc và mục đích sử dụng gỗ
Việc khai thác gỗ ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm và có cho mình một lịch sử lâu đời. Xuất phát từ nhu cầu sinh sống, ban đầu người dân sử dụng gỗ để xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng và các công cụ lao động trong cộng đồng nông thôn. Giai đoạn phong kiến, các triều đại đã thiết lập quy tắc để quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và điều tiết việc thu hoạch gỗ. Với sự biến động của thời kỳ công nghiệp hóa ở thế kỷ 20, nhu cầu về gỗ gia tăng đáng kể, dẫn đến khai thác gỗ trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, kéo theo vấn đề khai thác bừa bãi và mất cân bằng sinh thái ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Hiện nay, trước thách thức bảo vệ rừng và quản lý khai thác gỗ bền vững, cải thiện và quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng quan trọng đang được đề cao hơn bao giờ hết.
Ứng dụng gỗ trong cuộc sống đời thường
- Nội thất và trang trí
Gia công nội thất gồm bàn, ghế, giường, tủ, kệ, vách ngăn, lát sàn, mặt bàn, tấm ốp tường,… và làm khung tranh, đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp như thớt, muỗng, nĩa, khay đựng thực phẩm,… Từ gỗ có thể tạo ra các sản phẩm như ván ép, MDF (Medium Density Fiberboard) và hơn thế nữa.
- Xây dựng
Làm vật liệu xây dựng, khung nhà, sàn nhà, cửa sổ hay các dự án xây dựng cảnh quan như cầu, hàng rào, sân vườn,…
- Công cụ và thiết bị
Là nguyên liệu chính để chế tạo nhiều loại công cụ truyền thống và thiết bị thủ công như búa, xẻng, các loại dụng cụ làm vườn.
- Đồ chơi, giáo cụ học tập
Những nhà chuyên môn cùng các bậc phụ huynh tin dùng sản phẩm làm bằng gỗ vì mức độ tiện dụng và an toàn khi sử dụng, từ những khối gỗ đơn giản đến các món đồ phức tạp hơn và mô hình.
- Thủ công mỹ nghệ
Điêu khắc, đồ trang sức gỗ và các sản phẩm nghệ thuật khác đều trải qua quy trình tỉ mỉ từ những người thợ lành nghề. Đáng quý hơn, có những làng nghề truyền thống làm thủ công mỹ nghệ để phục vụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu.
- Năng lượng
Gỗ cũng được sử dụng để sản xuất các loại nhiên liệu sinh học như viên nén gỗ. Đồng thời có thể xem như một nguồn năng lượng thông qua việc đốt để tạo nhiệt.
- Tái chế và sáng tạo
Tái chế, sử dụng lại để tạo ra các sản phẩm mới, từ các món đồ trang trí đến đồ nội thất và vật phẩm nghệ thuật hiện là trào lưu, phong cách của những người ưu tiên việc duy trì tính bền vững của đồ dùng mà mình sở hữu.
Sẽ thật vô vị và tẻ nhạt nếu thiếu đi gỗ, bởi nó đồng hành với con người mà không phân biệt tuổi tác, gia cảnh hay bất cứ một điều gì, miễn là chúng ta tin tưởng và trân quý nó như một loại vật liệu vô giá.
Related News
Dầu tự nhiên – Yếu tố bảo vệ mặt bếp và an toàn cho sức khoẻ
Khi chọn phương pháp bảo vệ bề mặt bếp, điều quan trọng không chỉ là đảm bảo độ bền mà còn phải cân nhắc đến những tác động lâu dài cho sức khỏe và môi trường sống. Dầu tự nhiên (natural clear oil stain) chính là giải pháp hiệu quả và góp phần tạo nên […]
Cầu thang gỗ – An toàn nhưng không kém phần thẩm mỹ
Các bộ phận cầu thang gỗ không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự an toàn trong căn nhà. Khi thiết kế hoặc cải tạo cầu thang, việc hiểu rõ các thành phần cấu tạo là yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu về cả phong cách lẫn chức […]
Gỗ xoan đào – Vượt qua giới hạn của sự duy mĩ
Gỗ xoan đào gắn kết cuộc sống với sự xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh, đi cùng với những câu chuyện của cuộc sống thường nhật. Cặp vợ chồng mới cưới Khi những riêng biệt biến thành những cái chung, hành trình tìm kiếm và xây dựng tổ ấm chính thức được mở ra. Màu […]