Nguy cơ “biến đổi khí hậu”, “hiệu ứng nhà kính” đã trở thành những cụm từ in hằn dấu ấn mỗi khi nhắc đến vấn đề về môi trường. Vậy thì những tiềm ẩn ấy đến từ đâu? Phần lớn chúng đến từ tác động của các ngành công nghiệp mà ngành công nghiệp gỗ cũng là một nhân tố góp thêm vào làn gió ấy. SSR VINA không nằm ngoài cuộc trong việc đề cao giá trị bền vững trong hình thành sản phẩm gỗ và bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu về tác động của ngành công nghiệp gỗ đến môi trường

  • Tiêu tốn nguồn năng lượng và tài nguyên, phát thải khí nhà kính, suy yếu sự đa dạng sinh học

Khai thác, gia công, đóng gói, vận chuyển,… bao gồm cả công đoạn sử dụng hoá chất bảo vệ gỗ trước khi sở hữu một sản phẩm nội thất gỗ đều ảnh hưởng đến nguồn năng lượng và tài nguyên lớn (nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất) cùng với đó là phát thải ra môi trường một lượng khí nhà kính đáng kể, những điều này đã góp phần gây ra tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu, suy yếu sự đa dạng sinh học. Nếu tiếp tục sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, khí đốt hoặc dầu mỏ, tình trạng trầm trọng này sẽ ngày càng gia tăng.

  • Sản sinh lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường

Ngành công nghiệp gỗ tạo ra một lượng lớn chất thải rắn và chất thải lỏng. Quản lý không tốt chất thải có thể gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Áp dụng hệ thống xử lý chất thải sinh học có thể chuyển đổi chất thải hữu cơ thành nguồn năng lượng tái tạo.

  • Gây ra sự lãng phí

Quá trình sản xuất gỗ thường dẫn đến sự lãng phí lớn, bao gồm cả các phần không sử dụng và sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chế biến. Tập trung vào giảm thiểu lãng phí và khuyến khích tái chế có thể tiết kiệm tài nguyên quý báu và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường. Quy trình chế biến gỗ nên có chiến lược cụ thể để tận dụng các phần thừa, có thể sử dụng gỗ dăm để sản xuất ván ép và mùn cưa để làm phân bón cho cây trồng, nhằm tối đa hóa giá trị của nguyên liệu và đảm bảo sự bền vững trong sản xuất gỗ.

SSR VINA đề cao giá trị bền vững trong hình thành sản phẩm gỗ và bảo vệ môi trường

  • Nhiên liệu sinh khối

Nhiên liệu sinh khối được thiết kế để đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường, mang lại chất lượng cao đồng thời hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Viên nén gỗ: Là các hạt gỗ nén được làm từ các sản phẩm thải như gỗ dăm, mùn cưa sau đó ép thành những viên nén nhỏ và cứng.

Than bánh mùn cưa: Được coi là gỗ nóng sinh thái do nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất gỗ pini kay thường là các chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp khác nhau, chẳng hạn như cành cây, ống hút, trấu, gỗ tròn, phế liệu gỗ,…

Than gỗ: Được chế từ gỗ qua quá trình chưng khô gỗ (tách nguyên tố cacbon ra khỏi các thành phần khác, chủ yếu là hơi nước và các chất dễ bay hơi), còn giữ lại được một phần dạng cấu trúc của tế bào gỗ.

Mùn cưa: Là một loại vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa. Đây là sản phẩm phụ của quá trình chế biến gỗ và thường được tạo thành sau khi gỗ đã được cưa thành tấm hoặc gỗ đã qua xử lý.

Nhiên liệu sinh khối được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các lò hơi giúp hàng trăm doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể và góp phần không hề nhỏ trong việc bảo vệ môi trường khỏi lượng khí thải không tốt từ các nguyên liệu khác gây ra. Mùn cưa là nguyên liệu quan trọng lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, được dùng làm ván ép hay ép làm ghế, bàn, tủ với giá thành rẻ hơn so với ghế, tủ làm bằng gỗ.

  • Gỗ ghép

Gỗ ghép thanh được tạo ra để tận dụng những thanh gỗ vụn vì thế đây là sản phẩm rất thân thiện với môi trường, giảm tải nhu cầu của người dùng lên các sản phẩm bằng gỗ tư nhiên.

Điểm qua các loại gỗ ghép SSR VINA phân phối:

Gỗ ghép thông

Gỗ ghép tần bì

Gỗ ghép sồi

Gỗ ghép bạch đàn

Gỗ ghép xoan đào

Gỗ ghép cao su

Gỗ ghép tràm

Ván tre ép

Gỗ ghép đuợc ứng dụng trong thiết kế và thi công sản xuất đồ nội thất một cách rộng rãi, bao gồm nội thất trong gia đình, văn phòng, trường học,… với các sản phẩm: Bàn, tủ, kệ, giường, cửa, cầu thang, sàn nhà, tấm ốp tường, vách ngăn,… Giá thành của gỗ ghép thường thấp hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối trên thị trường, vì thế người dùng dễ dàng mua và sử dụng.

Nhìn chung, việc khai thác gỗ nếu được thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo an toàn và có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch sẽ không gây tổn hại cho môi trường. Ngược lại, nếu khai thác gỗ trái phép, bừa bãi, không đảm bảo an toàn và không quan tâm đến tái trồng rừng, sẽ dẫn đến phá hoại môi trường. SSR VINA đồng hành với mục tiêu cao cả là thúc đẩy giá trị bền vững trong quá trình sản xuất sản phẩm gỗ và bảo vệ môi trường.

Related News

Dầu tự nhiên – Yếu tố bảo vệ mặt bếp và an toàn cho sức khoẻ

Khi chọn phương pháp bảo vệ bề mặt bếp, điều quan trọng không chỉ là đảm bảo độ bền mà còn phải cân nhắc đến những tác động lâu dài cho sức khỏe và môi trường sống. Dầu tự nhiên (natural clear oil stain) chính là giải pháp hiệu quả và góp phần tạo nên […]

Cầu thang gỗ – An toàn nhưng không kém phần thẩm mỹ

Các bộ phận cầu thang gỗ không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự an toàn trong căn nhà. Khi thiết kế hoặc cải tạo cầu thang, việc hiểu rõ các thành phần cấu tạo là yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu về cả phong cách lẫn chức […]

Gỗ xoan đào – Vượt qua giới hạn của sự duy mĩ

Gỗ xoan đào gắn kết cuộc sống với sự xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh, đi cùng với những câu chuyện của cuộc sống thường nhật. Cặp vợ chồng mới cưới Khi những riêng biệt biến thành những cái chung, hành trình tìm kiếm và xây dựng tổ ấm chính thức được mở ra. Màu […]

DMCA.com Protection Status